Thông tin trên vừa được Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương Việt Nam) cho biết. Nguyên đơn là Liên minh nhôm,ỹđiềutrachốngbánphágiánhômnhậptừViệbet 88. com. vn thép, giấy và lâm nghiệp, cao su, công nghiệp, năng lượng, liên đoàn lao động công nghiệp và dịch vụ Mỹ.
Nhóm này cho rằng căn cứ số liệu của Hải quan Mỹ, năm 2022, Việt Nam chiếm khoảng 7,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước vào đây, đứng thứ 4 trong số các quốc gia xuất khẩu nhiều nhất vào Mỹ, sau Mexico, Colombia, Trung Quốc.
Doanh nghiệp xuất khẩu bị cáo buộc bán phá giá có khoảng 14 công ty của Việt Nam. Ngoài ra, còn có các công ty khác cũng xuất khẩu sản phẩm bị điều tra sang Mỹ. Biên độ phá giá cáo buộc với Việt Nam là 41,84%, thấp hơn so với mức cáo buộc với 3 nước xuất khẩu cạnh tranh nhất của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Mỹ coi Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, nên họ sẽ sử dụng các giá trị thay thế của quốc gia thứ ba để tính toán biên độ phá giá.
Trong vụ việc này, nguyên đơn đề nghị sử dụng Indonesia là quốc gia thay thế. Họ cho rằng nước này có mức độ phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam và có số lượng đáng kể các nhà sản xuất nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm. Thời gian điều tra bán phá giá được tính từ ngày 1/4 đến ngày 30/9/2023.
Trước sự việc trên, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị Hiệp hội tiếp tục thông báo đến các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm bị cáo buộc để ứng phó, xử lý vụ việc. Song song đó, các doanh nghiệp hợp tác đầy đủ với DOC trong suốt quá trình diễn ra vụ việc.
Bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Cơ quan điều tra Mỹ sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao nhất cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần chủ động cập nhập thông tin và nộp văn bản tại cổng thông tin điện tử của DOC (https://access.trade.gov/login.aspx).
Thi Hà